Khởi nghiệp là một trong những xu hướng của thời đại mới do nhu cầu khách hàng ngày càng gia tăng. Có nhiều vấn đề mà các startup cần phải xác định như sản phẩm chính, tệp khách hàng mục tiêu,… trong đó có mô hình kinh doanh của doanh nghiệp. Trong bài viết dưới đây, chúng tôi sẽ chỉ ra 10 mô hình kinh doanh hiệu quả.
1. The Pyramid – Mô hình Kim tự tháp
Mô hình kim tự tháp trong kinh doanh
Kim tự tháp là mô hình kinh doanh mà doanh thu chủ yếu đến từ các đại lý, thành viên liên kết. Đây là hình thức ít vốn nhiều lãi, bạn chia hoa hồng cho các đại lý để họ tìm kiếm nguồn khách hàng về cho doanh nghiệp. Nhiều sàn thương mại điện tử đã vận dụng khéo léo mô hình kim tự tháp để có được doanh thu khổng lồ.
2. Access Over Ownership – Chia sẻ quyền sở hữu
Chia sẻ quyền sở hữu dành cho khách hàng có tần suất sử dụng mặt hàng thấp

Bạn quan tâm đến khởi nghiệp? Sở hữu ngay Bộ Cẩm Nang Quản Trị Doanh Nghiệp SMART CEO 4.0 để khởi nghiệp kinh doanh thành công!
Bạn có thể hình dung mô hình chia sẻ quyền sở hữu là cho thuê sản phẩm hoặc dịch vụ trong một khoảng thời gian ngắn, thường là theo giờ.
Hình thức này thường nhắn đến những đối tượng khách hàng thích đổi nhiều loại sản phẩm hoặc tần suất sử dụng không nhiều. Một số ví dụ cho chia sẻ quyền sở hữu là các công ty cho thuê xe ô tô như Zipcar, thuê chỗ đỗ xe hay thuê các căn hộ trong thời gian ngắn.
3. The Experience Model – Mô hình trải nghiệm
Mô hình trải nghiệm là hình thức kinh doanh mới mẻ
Trải nghiệm sản phẩm là một hình thức kinh doanh mới mẻ, khách hàng có thể thử nghiệm, xem xét trước khi mua. Có thể lấy ví dụ hãng xe điện Tesla Motor của Mỹ, hãng cho phép khách hàng thử xe để đưa ra quyết định chứ không đánh vào các hình thức thuyết phục thông thường.
4. The Ecosystem – Hệ sinh thái
Khách hàng luôn ở trong nhiều hệ sinh thái do các doanh nghiệp tạo ra
Một trong những ưu điểm vượt trội của smartphone chính là kho ứng dụng rộng rãi với hình ảnh, âm thanh, video… Apple đang là cái tên đứng đầu trong việc phát triển hệ sinh thái đa dạng cho người sử dụng.
Người dùng cũng tham gia vào những hệ sinh thái khác nhau khi sử dụng công cụ tìm kiếm Google, phần mềm văn phòng Microsoft hay sàn thương mại điện tử Amazon. Hệ sinh thái sẽ giúp cho các công ty “trói chân” được khách hàng và tranh giành thị phần. Đây được coi là một hình thức kinh doanh khá hiệu quả của những “ông lớn”.
5. The Subscription model – Thuê bao
Mô hình thuê bao thường xuất hiện trong lĩnh vực giải trí, trực tuyến
Mô hình thuê bao thường phổ biến trong lĩnh vực báo chí, phần mềm, viên thông hay các kênh trực tuyến. Họ sẽ đặt mua những gói dịch vụ theo tháng hoặc quý để xem, đọc hoặc tìm kiếm những thông tin cần thiết. Một trong những tên tuổi đã thành công trong mô hình này có thể kể đến như Netflix – ứng dụng xem phim, Spotify – ứng dụng nghe nhạc nổi tiếng…
6. The Marketplace Model – Sàn giao dịch thương mại điện tử
Sàn giao dịch thương mại điện tử ngày càng trở nên phổ biến
Trong thời đại phát triển không ngừng của Internet, mô hình kinh doanh sàn thương mại điện tử ngày càng trở nên phổ biến. Đây là hình thức tạo ra một “khu chợ trực tuyến” cho cả người bán và người mua có thể tiếp cận. Có thể kể đến một số cái tên tiêu biểu như eBay hay ở Việt Nam là Tiki, Lazada, Shopee…
7. Free Model – Mô hình kinh doanh miễn phí
Mô hình kinh doanh miễn phí thu nguồn lợi từ quảng cáo
Mô hình kinh doanh miễn phí có thể bắt gặp nhiều trong môi trường công nghệ và internet. Một số ví dụ có thể kể đến như Facebook hay Google.
Bạn có thể hiểu miễn phí ở đây là họ sở hữu một lượng lớn khách hàng liên tục sử dụng dịch vụ, nguồn phí sẽ được thu từ những công cụ khác như quảng cáo, tăng lượt like.
8. The Hypermarket – Mô hình kinh doanh đại siêu thị
Amazon là đại diện tiêu biểu của mô hình kinh doanh đại siêu thị
Mô hình kinh doanh đại siêu thị là hình thức của ông lớn Amazon. Từ một chuyên trang bán sách online, Amazon đã phát triển thành một siêu thị online lớn nhất trên thế giới.
Amazon tiên phong trong việc cho phép khách hàng có thể nhận xét, đánh giá về sản phẩm, vì vậy đã thu hút lượng lớn người sử dụng và nhanh chóng trở thành trang bán hàng hàng đầu. Với lượng dữ liệu lớn, mặt hàng đa dạng, phong phú, Amazon được gọi là “đại siêu thị” và dẫn đầu xu hướng mua sắm của khách hàng.
9. The Freemium Model – Miễn phí kết hợp cao cấp
Khách hàng cần trả tiền cho những dịch vụ cao cấp hơn
Freemium là hình thức kinh doanh mà bạn cho khách hàng sử dụng miễn phí những dịch vụ cơ bản nhưng sẽ thu phí khi muốn nâng cấp trải nghiệm.
Ví dụ như Drive hay Flickr cho phép khách hàng upload tệp miễn phí như ảnh, video, âm thanh nhưng sẽ có giới hạn về dung lượng, nếu muốn sử dụng thêm, khách hàng cần trả tiền để được cấp thêm dung lượng.
10. The on Demand model – Mô hình theo yêu cầu
Mô hình theo yêu cầu khá phổ biến ở thời điểm hiện tại
Mô hình theo yêu cầu là hình thức kinh doanh khá bổ biến ở thời điểm hiện tại. Người dùng ngày càng có xu hướng đặt các dịch vụ thông qua internet thay vì trực tiếp qua cơ sở để lựa chọn.
Từ đây, một số ông lớn đã thành công với hình thức này, có thể kể đến Uber (ứng dụng cho phép người dùng đặt xe taxi, biết trước giá và độ dài quãng đường đi) hay Airbnb (ứng dụng đặt phòng trực tuyến phổ biến trên toàn thế giới).
Trên đây là 10 mô hình kinh doanh phổ biến và hiệu quả cho các công ty khởi nghiệp. Nhiệm vụ của nhà lãnh đạo là xác định rõ đặc điểm sản phẩm của mình để lựa chọn mô hình kinh doanh phù hợp.
Mỗi mô hình đều có những ưu điểm và nhược điểm khác nhau, bạn cần phân tích kỹ lưỡng trước khi áp dụng vào kinh doanh. Hiện nay, để phục vụ nhu cầu của khách hàng cũng như các công ty vừa và nhỏ
