Khởi nghiệp chưa bao giờ là một con đường dễ dàng, có đến 42% thất bại vì không nắm rõ nhu cầu của thị trường.
Những startup thành công đa phần đều nhìn thấy nhu cầu của thị trường trước khi hiện thực hóa ý tưởng.
Do vậy, bạn cần nắm rõ được mọi khía cạnh kinh doanh, gợi ý 3 chiến lược đơn giản sẽ khiến doanh nghiệp của bạn gia tăng cơ hội thành công.
1. Tìm hiểu những đối thủ thành công
Hãy nghiên cứu nhu cầu của thị trường, phân tích và học từ đối thủ cạnh tranh là một lựa chọn tốt. Thay vì bạn đi tiên phong trong một lĩnh vực, điều này sẽ đem lại cho bạn nhiều lợi thế, nhưng khi là người đi sau, bạn sẽ thu được nhiều lợi ích hơn. Vì bạn có thể thấy được bối cảnh thị trường đầy đủ hơn người đi trước.

Bạn quan tâm đến khởi nghiệp? Sở hữu ngay Bộ Cẩm Nang Quản Trị Doanh Nghiệp SMART CEO 4.0 để khởi nghiệp kinh doanh thành công!
Ngày nay, khi bạn muốn đưa một sản phẩm mới ra thị trường: một loại bia mới, một phần mềm chỉnh sửa ảnh mới hoặc một dịch vụ thuê xe mới, bạn có đủ cơ sở để tin rằng, sản phẩm/dịch vụ của bạn đang được thị trường hiểu rõ và có nhu cầu.Mặc dù bạn vẫn phải có chiến lược để thu hút khách hàng mục tiêu, tạo sự khác biệt so với đối thủ và vẫn có nguy cơ thất bại. Nhưng bạn biết được rằng, thị trường đang có nhu cầu.
Trong lĩnh vực giao hàng ăn, rất nhiều các công ty khởi nghiệp thành công nhờ việc nhắm vào nhu cầu có sẵn, chẳng hạn như hai dịch vụ giao thức ăn trực tuyến Seamless (New York, Mỹ) và Grubhub (Chicago, Illinois, Mỹ). Để tận dụng dữ liệu khách hàng có sẵn, Yelp (một diễn đàn nơi người dùng đánh giá về các nhà hàng, salon, quán bar, dịch vụ y tế, tại San Francisco, California, Mỹ) đã mua lại dịch vụ giao thức ăn của Eat24. Uber tận dụng sự thành công của mô hình gọi xe để phát triển dịch vụ đặt hàng thức ăn. Nền tảng thanh toán Square đã mua lại dịch vụ giao thức ăn của Caviar, rồi cung cấp dịch vụ thanh toán cho hệ thống các nhà hàng quán ăn.
Chỉ có 19% các startup thất bại khi khởi nghiệp nhắm vào nhu cầu có sẵn
Bước chân vào “lãnh địa” của nhiều công ty đã thành công trước đó, doanh nghiệp có thể sẽ bị đánh bại. Nhưng theo một khảo sát của CB Insights, chỉ có 19% các startup thất bại trong cuộc đua này, con số này thấp hơn một nửa do với sự thất bại do không nắm rõ nhu cầu thị trường. Càng hạn chế đi chệch hướng, bạn càng có cơ hội tiến gần hơn đến mục tiêu.
2. Kiểm tra lưu lượng tìm kiếm
Khi mọi người tìm kiếm một sản phẩm trên Google, họ mong muốn có thể giải quyết vấn đề họ đang đối mặt. Thông qua việc nghiên cứu từ khóa, khách hàng đang tìm kiếm gì, bạn có thể nắm bắt được nhu cầu của khách hàng để đưa ra sản phẩm/dịch vụ phù hợp.
Theo một công cụ nghiên cứu từ khóa của Ahrefs, mỗi tháng có 27.000 người tìm kiếm “thay thế Photoshop”, 4.000 người tìm kiếm “máy cắt cỏ tự động”…Do vậy, bằng việc xem xét các kết quả tìm kiếm, bạn sẽ đánh giá được nhu cầu tiềm năng của khách hàng. Khi bạn áp dụng cách này vào ví dụ trên, những cụm từ tìm kiếm “cách chỉnh sửa ảnh”, “không có thời gian cắt cỏ” rất đáng để lưu ý khởi nghiệp.
Tuy rằng, không có một công thức chung nào cho người đang muốn khởi nghiệp về việc nghiên cứu dữ liệu từ khóa để đánh giá nhu cầu thị trường, bạn còn phải căn cứ vào lĩnh vực và mục tiêu kinh doanh của mình. Việc xác định được nhu cầu mọi người đang muốn tìm kiếm sản phẩm/dịch vụ có thể hỗ trợ họ là một ý tưởng tốt. Khi đó, bạn muốn hiện thực hóa ý tưởng khởi nghiệp, chỉ cần chạy các chiến dịch Google AdWords hoặc SEO là đã có thể thu được một lượng khách hàng nhất định.
3. Thử nghiệm những lời hứa tiếp thị
Khách hàng không mua sản phẩm, họ mua lời hứa. Vì họ không biết rõ thật sự sản phẩm/dịch vụ thế nào cho đến khi mua nó. Khách hàng không chi tiền vì mục đích nhất định, họ chi tiền vì lời hứa hẹn lợi ích của doanh nghiệp.
Điều này là một lưu ý quan trọng dành cho cách doanh nghiệp khi muốn thử nghiệm một sản phẩm/dịch vụ mới. Bạn sẽ không cần thực hiện hoàn chỉnh một sản phẩm rồi mới đưa ra cho khách hàng. Bạn có thể tạo ra các nội dung tiếp thị thu hút, thông qua việc khảo sát và phỏng vấn những khách hàng tiềm năng.
